TIN TỨC MỚI

Thursday, April 24, 2014

Nguyên lý hoạt động của Tên Lửa Nước



Tên Lửa Nước bay lên được là nhờ nội lực bên trong do áp suất khí nén (không khí được bơm từ đồ bơm, là khí hỗn tạp) và nước tạo nên.

Trước tiên đổ "nhiên liệu" là nước vào TLN, sau đó cắm vào giàn phóng. Tiếp theo bơm áp suất vào giàn, áp suất sẽ theo đường ống trong giàn đi lên tràn khắp cả thân TLN. Bạn nên biết rằng tại mỗi điểm trong thân TLN đều có cùng áp suất khí như nhau.

Sau khi giật chốt (khóa) của TLN, bạn đã giải phóng nội lực trong TLN và chuyển thành phản lực, lượng nước từ trong thân TLN thoát ra ngoài có chiều hướng xuống mặt đất đẩy TLN bay lên theo chiều ngược với chiều thoát ra của nước.

Nguyên lý hoạt động của Tên Lửa Nước dựa trên "Định luật III của Newton" có công thức :

Các tính chất và định luật kéo theo :

Động lực : lực nước làm cho thân TLN chuyển động bay lên trên


Định luật bảo toàn động lượng : tên lửa nước được đẩy lên nhờ lực của nước


Như vậy,nước được cho vào tên lửa nhằm tăng khối lượng và động lượng vật chất phun ra và sẽ làm tăng vận tốc của tên lửa. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều nước sẽ chiếm không gian trong tên lửa, làm giảm lượng khí có trong đó. Thực nghiệm cho thấy, lượng nước chiếm 1/3 thể tích chai làm tên lửa là tối ưu nhất. Sau đó tạo áp suất trong chai bởi một chất khí, thường là không khí nén từ đồ bơm xe đạp, hoặc xinlanh lên đến 125 psi, nhưng đôi lúc người chơi tên lửa nước nghiệp dư dùng khí CO2 và nitơ từ xilanh. (Theo Wikipedia) 
Trên đây là công thức trong môi trường thuận lợi nhất (chưa tính lực cản không khí, lực ma sát giữa nòng TLN với giàn phóng...).
Tác giả : NQkdc (VNW - Hội Tên Lửa Nước Việt Nam)

Post a Comment

 
Bản quyền © 2013 - 2016 HỘI TÊN LỬA NƯỚC VIỆT NAM. Nếu chia sẻ nội dung trên web, xin vui lòng ghi lại nguồn VNW.
Lên trên